Sức khỏe - Đơn giản từ nước
TP - Các chuyên gia y tế đều cho rằng, người lớn cần khoảng 2,5-3,2 lít nước mỗi ngày, nước giúp đưa các chất bổ dưỡng trong máu đi mọi nơi trong cơ thể, giúp tiêu hóa dễ dàng các thức ăn, làm nhờn các mô màng, thải các chất bã, điều hòa nhiệt độ cơ thể…
Tình trạng biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường do nhiều nguyên nhân đang từng giờ từng phút tác động tới cuộc sống của bạn và gia đình bạn. Đáng lo nhất là nguồn nước dùng cho sinh hoạt, sản xuất lại bị làm bẩn từ chính con người…
Hiện nay nước được hầu hết các quốc gia xem là tài nguyên quý hiếm của mình. Nhóm các nhà khoa học của Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Môi trường đã chỉ ra, nước sản sinh trên lãnh thổ Việt Nam chỉ khoảng 3.720m3/người/năm, nhỏ hơn tiêu chuẩn thế giới là 4.000m3/người/năm.
Nếu tính tổng nguồn tài nguyên nước của Việt Nam thì lượng nước từ bên ngoài chảy vào chiếm 62%. Lượng nước còn lại trên lãnh thổ phân bố không đồng đều giữa các vùng miền và phân phối theo thời gian trong năm rất chênh lệch nhau… Vì thế nguy cơ thiếu nước luôn là bài toán lớn cho sự phát triển kinh tế, xã hội ở Việt Nam.
Ngoài ra, Việt Nam là một quốc gia đang phát triển nên việc sử dụng đất nông nghiệp để xây dựng các khu công nghiệp, chế xuất gia tăng mà việc chấp hành bảo vệ môi trường của một số nhà máy còn kém nên gây ra hiện tượng ô nhiễm nước thải.
Thêm vào đó là cách sử dụng các chế phẩm phục vụ nông nghiệp, chế biến thực phẩm bừa bãi cũng gây ra những tác hại tương tự. Tất cả những tác động đó khiến nguồn nước ở nhiều khu vực tại các tỉnh, thành phố bị ô nhiễm.
Theo Trung tâm Quan trắc và Dự báo Tài nguyên nước, kết quả phân tích các nguyên tố vi lượng của 36 mẫu nước đặc trưng cho từng khu vực trên toàn quốc cho thấy trên một nửa các mẫu này vượt quá tiêu chuẩn cho phép, đặc biệt là hàm lượng asen. Chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường của UNICEF thực hiện cho thấy, có đến 21% khu dân cư Việt Nam đang sử dụng nguồn nước nhiễm asen, trong đó Hà Nội nằm trong danh sách 10 tỉnh, thành có nguồn nước ngầm nhiễm asen vượt mức cho phép và ảnh hưởng đến sức khỏe người dân.
Các nghiên cứu về y khoa khẳng định: Chất lỏng trong cơ thể như máu, tuyến dịch limpa... là do nước và một số chất khác tạo nên, trở thành những “dòng sông, kênh rạch”, vận chuyển chất dinh dưỡng đến các bộ phận của cơ thể. Nước tham gia vào việc hình thành các dịch tiêu hóa, giúp con người hấp thụ chất dinh dưỡng, cũng như tạo thành các chất lỏng trong cơ thể, thúc đẩy quá trình trao đổi chất. Nước là chất quan trọng để các phản ứng hóa học và sự trao đổi chất diễn ra không ngừng trong cơ thể... Những tác động gây nhiều loại bệnh về tiêu hóa, bệnh ung thư… ảnh hưởng tới sức khỏe con người do dùng nước bị ô nhiễm đang làm đau đầu các nhà quản lý, người dân.
Trên thị trường hiện nay xuất hiện nhiều loại thiết bị lọc dùng để xử lý cho từng nguồn nước khác nhau, tất nhiên việc xử lý triệt để asen vẫn là một vấn đề rất khó khăn. Đa phần các thiết bị lọc nước đều sử dụng công nghệ RO và công nghệ này xử lý được các kim loại nặng, vi khuẩn có hại nhưng lại quá tổn hao về nước thải.
Tuy nhiên, màng lọc thẩm thấu ngược (RO) công nghệ Side Stream được cấp bản quyền sáng chế độc quyền tại Mỹ vừa có thể giúp nâng cao hiệu suất sử dụng lại vừa kéo dài tuổi thọ lõi lọc. Màng lọc này loại bỏ 99,9% kim loại nặng (asen, chì, thủy ngân…) và các vi khuẩn có hại. Ngoài tính năng đó, màng lọc RO - Side Stream còn cung cấp thêm 66% nước tinh khiết - Giảm 56% nước thải và tuổi thọ lõi lọc kéo dài hơn 1,5 lần so với các máy lọc nước RO thông thường khác. Đó là tính năng nổi trội và được coi là một chuẩn mực mới cho máy lọc nước mà từ trước đến nay chưa hề có tại Việt Nam và nhà cung cấp hàng đầu về công nghệ lọc nước này - A. O. Smith đến từ Mỹ.
Lựa chọn công nghệ, giải pháp nào để lọc nước cho phù hợp với điều kiện kinh tế, kỹ thuật của từng gia đình tất còn phụ thuộc vào nguồn nước mình sử dụng. Nhưng dù sử dụng từ nguồn nước nào thì cách của A. O. Smith để bảo vệ sức khỏe, hạnh phúc của bạn cũng rất đáng quan tâm.
Nguồn: http://khoe360.tienphong.vn/gia-dinh-suc-khoe/suc-khoe-don-gian-tu-nuoc-873903.tpo#A.%20O.%20Smith